Có đến 95% bác tài Việt đồng ý với 5 yêu cầu bắt buộc cho một chiếc xe ô tô tải ben tự đổ có khả năng đi được đường rừng. Vậy 5 yếu tố đó là gì mà lại quan trọng đến vậy hãy xem ngay để nắm được những điểm mấu chốt trước khi đặt mua cho mình một chiếc xe ben đi rừng.
Khó khăn khi chạy đường rừng.
Chạy xe ben đi rừng một trong những công việc tiềm ẩn những rủi ro cao bởi sự khắc nghiệt đến từ cung đường mà núi đồi mang lại. Nó không phải là đường cát, sỏi, gạch bê tông hay đường nhựa mà đó là những cung đường được chính các bác tài khai mở mà trong đó 90% đường rừng núi là đường đất đỏ.
Độ nún của các cung đường đã rất lớn thì độ trơn trượt cũng cao không kém chính bởi trong rừng luôn ẩm ướt và mưa phùn do đó các cung đường không đơn giản như khách hàng thường nghĩ. Chưa kể đến đó là độ dốc của các cung đường rừng lớn và lớn hơn rất nhiều những cung đường thông thường tại Việt Nam.
Cũng chính bởi những yếu tố đó việc khách hàng lựa chọn xe tải ben chạy rừng phục vụ cho các công việc khai thác lâm sản như chở keo, chở gỗ, hay cũng chở các sản phẩm nông sản chở ngô, khoai, sắn. Điển hình như các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc, và các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang,Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Cũng tại nhiều khu vực Tây Nguyên còn chuyên được chở mía phục vụ các nhà máy đường hay các nhà máy chiết suất đường. Với các khu vực đặc thù, đường xá khó khăn như vậy theo phỏng vấn các khách hàng đã mua xe tại Longbientruck thì khi chạy rừng có đến 95% khách hàng đồng ý với 5 điều kiện chắc chắn phải có cho một mẫu xe đi rừng.
Và 5 điều kiện lần lượt cho một mẫu xe ben nếu muốn được làm vợ bé cho các bác tài để chinh phục các cung đường rừng đó là gì hãy cùng tìm hiểu.
Muốn đi rừng phải là xe hai cầu
Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên phải có để trở thành một chiếc xe ben đi rừng, với những khó khăn gặp phải rõ ràng đây là sản phẩm buộc phải có hai cầu. Với đường rừng khả năng dẫn động cả cầu trước , cả cầu sau chắc chắn sẽ mang lại khả năng vượt đèo, lội suối tốt nhất.
Nhiều cung đường khi vào lầy cả 1 trục bị sa lầy chẳng nhẽ lúc đó là bó tay vậy nên nếu là dòng xe 2 cầu 1 trục sa lầy thì trục còn lại vẫn được dẫn động vẫn có thể kéo được cả chiếc xe đi về phía trước. Đây là những điều kiện tiên kết mà các bác tài cũng như anh em lái xe đều phải đồng ý về xe 2 cầu và có thể đi rừng tốt nhất.
Khoảng sáng gầm xe phải đủ lớn
Vì sao phải là khoảng sáng gầm xe mà không phải bất kỳ điều gì khác ? Rõ ràng đây là yếu tố quan trọng mà ít người để ý.
Khoảng sáng gầm xe đi rừng phải lớn bởi các cung đường sa lầy 2 bánh thì độ nún rất sâu mà lúc đó nếu khoảng sáng không lớn hệ thống khung gầm biết đâu va vào đá làm ảnh hưởng rất nhiều về chất lượng và mặt kỹ thuật.
Hệ thống khung gầm thùng bệ chắc chắn
Cõng gấp đôi tải trọng và lắc lư mạnh mẽ trên con đường gồ ghề thì rõ ràng nếu chiếc xe không có được một hệ thống khung gầm, thùng bệ chắc chắn thì không thể cùng các bác tài chinh phục các cung đường khó như vậy được.
Vậy nên thêm một điều kiên nữa để xe ben đi rừng đó là về hệ thống khung gầm, chắc chắn, bền bỉ, mạnh mẽ, chịu tải tốt và có kết cấu liên hệ với nhau phải tốt để có thể trụ lại được khi các bác tài bước vào cung đường rừng.
Động cơ lớn và mạnh mẽ
Điều này không thể tranh cãi với khối động cơ mạnh mẽ bền bỉ dẫn động 2 cầu thì rõ ràng để một chiếc xe có thể đi trên đường núi gồ ghề với độ dốc cực cao thì rõ ràng là sự khác biệt.
Nếu động cơ yếu các bác tài không dám chở nhiều mà khi lên dốc động cơ yếu sẽ đuối ga chẳng may mà tụt dốc thì rất khó để kiểm soát.
Nên có trọng tâm dồn phía trước
Tại sao lại là trọng tâm dồn phía trước đơn giản bởi độ đốc các bác tài đi đường rừng lên đến rất cao mà phải cõng hàng cực nặng. Do đó để không bị lật xe thì rõ ràng phần trước xe cần phải được dồn nhiều trọng tâm hơn cầu sau và phải khác hoàn toàn các dòng chạy xe một cầu.
Vậy ngoài 5 điều kiện gần như bắt buộc cho một chiếc xe ben đi rừng như vậy thì còn những yếu tốt nào mà các bác tài có thể sẵn sàng chia sẻ để cùng thảo luận không.