Thói quen đi xe đạp là một hoạt động giúp cải thiện chiều cao và sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu đạp xe sai tư thế, bạn có thể bị ảnh hưởng đến lưng dưới và cột sống, gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Hãy cùng tham khảo bài viết hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách, không gây đau lưng nhé.
1 Tránh đổi tư thế ngực và vai liên tục khi đang đạp xe
Hãy giữ cho lưng của bạn luôn thẳng, không cần phải thẳng đứng như ngồi trên ghế mà chỉ cần nghiêng nhẹ người về phía trước. Tư thế thẳng lưng giúp cho cơ thể bạn phân phát đều trọng lực giữa vai và ngực khi đang đạp xe, tránh tình trạng dồn trọng lực xuống lưng nhiều gây nhức mỏi.
2 Hướng dẫn tư thế đạp xe – Giữ tay hơi cong trong lúc đạp xe
Giữ khuỷu tay hơi cong nhẹ sẽ giúp cơ tay đỡ bị căng và mỏi. Đồng thời với tư thế này, cơ thể của bạn có thể thích nghi với lực xóc tốt hơn khi di chuyển trên địa hình không bằng phẳng, giúp bạn không bị tê tay và đau lưng khi chạy xe đạp đường dài.
Bạn có thể mang thêm găng tay có đệm giúp tay cầm êm ái hơn. Khi lái xe, bạn cần nắm ghi đông một cách thư giãn, không chặt quá vì điều này sẽ khiến tay bạn bị mỏi, cũng như không nên nắm lỏng quá khiến bạn trượt tay cầm lái. Ngoài ra, trong lúc đạp xe bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian nhất định.
3 Giữ đùi và ống chân ở góc 90 độ
Một số bạn có phần cơ hông và cơ mông cứng, thiếu sự dẻo dai. Do đó nếu đạp xe không đúng tư thế, các nhóm cơ này sẽ bị căng làm xương chậu phải chuyển động nhiều hơn, làm cơ lưng bị chai cứng và đau nhức. Việc giữ đùi và ống chân ở góc 90 độ sẽ tốt hơn cho phần hông của bạn.
Trong quá trình đạp xe, bạn không nên đạp xe liên tục mà cần có thời gian cho chân nghỉ ngơi bằng cách đạp một đoạn và dừng đạp bàn đạp, để bánh xe tự lăn theo quán tính. Lúc này, bạn hãy đưa đùi của một trong hai chân song song với mặt đất, sao cho góc giữa đùi và ống chân hợp thành 90 độ. Luân phiên thực hiện tương tự với chân còn lại.
4 Một số lưu ý giúp đạp xe không gây đau lưng
Trang bị phuộc cho xe đạp
Phuộc xe đạp có chức năng duy trì sự ổn định của xe thông qua việc hấp thụ và giảm các xung động khi di chuyển trên địa hình không bằng phẳng. Nhờ đó, người lái có thể di chuyển êm ái, hạn chế được tình trạng xóc xe gây đau mỏi lưng.
Phuộc xe đạp có nhiều loại khác nhau, tùy vào dòng xe đạp bạn sử dụng mà bạn sẽ lắp loại phuộc và điều chỉnh độ nhún thích hợp. Để biết xe đạp của mình nên lắp loại phuộc nào, bạn có thể đến các cửa hàng xe đạp uy tín để được tư vấn và mua đúng sản phẩm chính hãng.
Điều chỉnh chiều cao và góc nghiêng của yên xe phù hợp
Để biết cần điều chỉnh yên xe đạp cao bao nhiêu, bạn chỉ cần đứng thẳng người và đứng gần vào xe đạp. Sau đó điều chỉnh sao cho yên xe nằm ngang với cơ mông là được. Ngoài ra, sau khi điều chỉnh bạn nên ngồi lên yên xe và điều chỉnh yên xe đạp đến khi gót chân đặt được trên bàn đạp phía dưới (bàn đạp ở vị trí 6 giờ) và đầu gối hơi cong khoảng 140 -150 độ khi chân đặt ở bàn đạp này.
Về độ nghiêng của yên xe đạp thể thao, bạn nên để yên nằm ngang song song với mặt đất hoặc nghiêng nhẹ về phía trước để đạp xe thoải mái hơn. Việc điều chỉnh độ nghiêng hợp lý sẽ giúp bạn bảo vệ được cột sống và tránh ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.
Thường xuyên tập luyện các bài tập về cơ lưng
Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập giúp cơ lưng và cơ hông dẻo dai hơn. Đây cũng là một trong những cách tránh đau lưng khi đạp xe hiệu quả. Những bài tập duy trì sự cân bằng khi ngồi trên quả bóng lớn hoặc các bài tập yoga cho lưng là những bài tập đáng cân nhắc hàng đầu.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách, không đau lưng. Nếu có thắc mắc hãy bình luận phía dưới cho chúng tôi biết nhé